Điểm chung tạo nên giá trị của Groupon, Facebook và Apple

http://www.dna.com.vn/wp-content/uploads/2017/07/190511-top-brand.jpg

Nhiều công ty công nghệ nổi tiếng đã từng định “bán mình” cho các công ty lớn hơn với mức giá rẻ đến bất ngờ khi so với giá trị hiện tại.


Mặc dù những giao dịch đó đã có thể làm những người sáng lập công ty thành tỷ phú ngay lập tức, nhưng họ đã có sự lựa chọn đúng đắn khi tiếp tục tự phát triển công ty và ngày nay thị trường đã định giá công ty cao hơn nhiều lần so với trước.

Sau đây là năm công ty tạo dựng được giá trị hiện tại lớn hơn bởi vì họ vẫn độc lập.

1. Facebook

Facebook hiện nay là một thương hiệu lớn nhưng 5 năm trước thì đây chỉ là cái tên nhỏ bé trong làng công nghệ. Khi đó, nhà sáng lập Mark Zuckerberg đã có ý định bán công ty.

Mức giá chào mua đầu tiên là 750 triệu USD đã bị công ty từ chối. Vài tháng sau, các phương tiện truyền thông báo rằng Facebook đã một lần nữa tham gia vào các cuộc đàm phán với các công ty lớn khác và đã đàm phán để bán cho Yahoo với giá 1 tỷ USD.

Tuy nhiên, thay vì quyết đinh bán cả công ty, Zuckerberg đã để cho các nhà đầu tư bên ngoài (bao gồm cả Microsoft) tham gia đầu tư với tỷ lệ cổ phần nhỏ. Điều này hóa ra lại là một quyết định tuyệt vời của người sáng lập trẻ của Facebook khi mà hiện tại công ty được đinh giá ở mức xấp xỉ 80 tỷ USD. Mức giá này thậm chí vẫn bị coi là thấp so với tiền năng tăng trưởng.

2. Groupon

Groupon được thành lập vào năm 2008, tạo ra sự kết hợp mạng xã hội với những nỗi ám ảnh mua sắm và sự nhạy bén của công chúng.

Website đã phát triển khá nhanh và như mong đợi, các công ty lớn đã “xếp hàng” để chào mua công ty mới khởi nghiệp này.

Yahoo – công ty luôn nhạy bén với những thương vụ kiểu này – thông báo vào cuối năm 2010 rằng họ đã đạt được mức giá mua là 1,7 tỷ USD. Nhưng rút cuộc Groupon vẫn không về tay  Yahoo.

Hai tháng sau, Google đã quyết định rằng Groupon là một lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn và tiến hành các cuộc đàm phán. Google đã đề xuất mức giá 6 tỷ USD nhưng rồi cuối cùng chỉ nhận được quyết định của ban lãnh đạo Groupon là mô hình kinh doanh của công ty sẽ hoạt động tốt hơn khi là một công ty độc lập.

Groupon đang xem xét đến phương án IPO vào năm 2011, với ước tính vốn hóa sẽ đạt từ 15-20 tỷ USD.

3. Apple

Apple là một trong những công ty công nghệ hàng đầu hiện nay, nhưng trở lại trong những ngày đen tối giữa thập kỷ1990, mọi thứ có một chút khác biệt. Steve Jobs đã rời công ty những năm trước đó và Apple đã trượt dốc từ đỉnh vinh quang trước đó như là công ty sáng lập của kỷ nguyên máy tính (PC).

Năm 1995, Oracle đã được sắp xếp thứ tự các nguồn lực để tiến hành thâu tóm thù địch (hostile takeover) của Apple và liên hệ với Jobs mời ông trở về và quản lý công ty.

Jobs đã quyết định không tham gia và thương vụ này thất bại.

Thương vụ trên – vốn định giá Apple Computer ở mức 3 tỷ USD – chỉ bằng số lẻ so với vốn hóa hiện tại của Apple là 323 tỷ USD.

4. Twitter

Twitter là một ứng dụng phổ biến trong một thế giới đầy những kết nối và công ty đã được tán dương trong những năm vừa qua như là một doanh nghiệp sẽ làm biến đổi xã hội. Twitter cũng sớm là đối tượng nằm trong tầm ngắm mua lại của các công ty khác. 

Cuối năm 2008, Facebook đã đưa ra mức giá 500 triệu USD, bao gồm tiền mặt và cổ phần Facebook. Một vài tháng sau đó, Google cũng tham gia chào mua nhưng cũng không thuyết phục được các nhà sáng lập của Twitter – những người nói rằng họ sẽ không bán dù mức giá đưa ra là 1 tỷ USD.

Hai năm sau, Twitter vẫn là một công ty độc lập và các báo cáo mới nhất trong các phương tiện truyền thông tài chính đưa ra mức giá của công ty trong khoảng từ 8 đến 10 tỷ USD. Cần lưu ý rằng lãnh đạo Twitter đã phủ nhận về việc có các cuộc thảo thuận về giá trị công ty ở mức giá này.

Thương vụ đầu tư cổ phần tư nhân mới nhất vào Twitter hàm ý giá trị công ty hiện ở mức 3,7 tỷ USD.

5. PepsiCo

Một thương vụ thú vị khác trong lịch sử liên quan đến một doanh nghiệp bên ngoài ngành công nghệ.

Vào năm 1929, Charles Guth trở thành Chủ tịch của Loft Inc. – công ty sở hữu chuỗi cửa hàng bánh kẹo ở miền đông Hoa Kỳ.

Guth đã mua một lượng lớn xi-rô từ công ty Coca Cola để sản xuất loại nước giải khát bán trong các cửa hàng của mình và cảm thấy rằng công ty của ông không nhận được đủ số lượng cần thiết.

Năm 1931, PepsiCo – một hãng đối thủ sản xuất xi-rô - nộp đơn phá sản và Guth được thuyết phục mua công ty với giá 12.000 USD.

Guth bắt đầu bán nước giải khát sử dụng xi-rô của Pepsico thay vì của Coca Cola. Nhưng mọi việc đã không theo dự tính và doanh số nước giải khát giảm xuống khi khách hàng cảm nhận được sự khác nhau giữa 2 loại đồ uống.

Sau một vài năm mất mát với PepsiCo, nỗi thất vọng của Guth gia tăng và ông đã đề nghị bán công ty cho Coca Cola - nhưng Coca Cola từ chối và thậm chí không đưa ra một mức giá nào.

Guth sau đó đã tìm ra một hướng đi khác cho thị trường của Pepsi và công ty đã sớm mang lại lợi nhuận.

Mất đi cơ hội mua Pepsi khiến Coca Cola phải trả giá đắt khi giá trị thị trường hiện tại của PepsiCo là 110 tỷ USD.

Theo cafef